Đừng làm “sếp”, hãy làm bạn với nhân viên
Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản - Đừng làm “sếp”, hãy làm bạn với nhân viên Hãy trở thành người được cấp dưới tin tưởng, hãy trở thà...
https://www.japan.info.vn/2015/06/dung-lam-sep-hay-lam-ban-voi-nhan-vien.html
Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản - Đừng làm “sếp”, hãy làm bạn với nhân viên
Hãy trở thành người được cấp dưới tin tưởng, hãy trở thành người thân cận của nhân viên
Trong tiếng Nhật có câu “Cấp dưới nhìn cấp trên trong 3 ngày”. Câu này ngụ ý, sẽ cần nhiều tháng để cấp trên có thể đánh giá đúng được cấp dưới, nhưng cấp dưới sẽ cảm nhận được cấp trên có thể tin cậy được hay không chỉ trong thoáng chốc.
Vậy để trở thành cấp trên được cấp dưới tin tưởng thì cần phải làm gì? Ngày trước, trong công xưởng của Toyota có anh Kondo phụ trách mảng kaizen trong toàn công ty. Bữa nọ khi ông OnoTaiichi (Phó giám đốc Toyota) tới thăm công xưởng, có người chạy tới báo anh rằng phó giám đốc đang gọi. Vội vội vàng vàng Kondo chạy tới chỗ phó giám đốc. Ấy vậy mà, ông Ono không những không khen cho sự nhanh nhẹn của anh mà còn mắng anh rằng “Tôi gọi mà cậu tới luôn là bằng chứng cho thấy trong công xưởng này, cậu chưa thực sự được nhờ cậy gì nhiều. Nếu thực sự được nhờ cậy thì cho dù giám đốc có gọi thì anh cũng đang bận túi bụi với đống việc kaizen, không thể nào bay tới nhanh như vậy được”.
Đừng làm “sếp”, hãy làm bạn với nhân viên |
Thực tế nếu cấp trên có việc muốn nhờ thì sẽ không phải đứng gọi mà sẽ trực tiếp đặt chân vào công xưởng, tới chỗ nhân viên đang làm việc. Ở đây ý ông Ono muốn truyền đạt đó là anh Kondo hãy trở thành người bạn đồng hành thực sự của những nhân viên cấp dưới.
Để thu hút được con người, hãy cùng họ bước đi, đừng ngồi một chỗ chỉ đạo
Ông Ono đã nói, thay vì trở thành người quản lý hãy trở thành người giám sát. Đối với người quản lý, chỉ cần có kiến thức là có thể làm được nhưng người giám sát phải là người theo sát từng bước tiến của công việc, phải là người biết nuôi dưỡng, giáo dục con người, đối với Toyota những người cấp trên như thế này có vai trò vô cùng quan trọng.
Tại một công ty làm ăn thô lỗ nọ, hội đồng quản trị có nhờ một nhóm những nhân viên của công ty phái cử (nhân viên do công ty khác cử đến) tới để tái xây dựng lại hoạt động trong toàn công ty. Trong số những nhân viên phái cử, có một người còn khá trẻ có tên là Kato. Ngày nào cũng vậy, khi đặt chân tới công xưởng bằng giọng nói to và khỏe, đầy sức sống anh chào mọi người rõ lớn “Chào tất cả mọi người”. Những người trong xưởng biết rõ anh là người của công ty tái kiến (công ty giúp tái xây dựng lại tổ chức) cử đến nên nhìn anh với con mắt không mấy thiện cảm họ bàn tán với nhau “đấy đấy, hắn lại đến tìm gì đây mà”.
Không hề nản, Kato vẫn tiếp tục đến công ty và vẫn chào mọi người bằng giọng nói to và khỏe. Nhiều ngày sau đó, bắt đầu có người chào lại, rồi có người cùng bàn bạc với anh về những vấn đề tồn đọng trong công xưởng. Những lúc như vậy, Kato luôn hết sức nhiệt tình với câu chuyện của nhân viên dưới xưởng. Anh đã cùng họ bàn bạc và tìm ra biện pháp kaizen cho hàng loạt những vấn đề mà BẤY LÂU NAY KHÔNG BIẾT NGỎ CÙNG AI. Thấy vậy, nhiều người trong công xưởng bắt đầu tin anh nhiều hơn và họ cũng nói chuyện chia sẻ với anh về những vấn đề bấy lâu nay chưa được giải quyết tại nơi làm việc này. Bằng sự nhiệt tình của mình, Kato đã cùng mọi người đưa ra trí tuệ để cùng xây dựng lại hoạt động của công ty. Công ty đã trở lại hoạt động bình thường và bắt đầu làm ăn có lãi.
Việc tạo ra địa vị cho những người quản lý hay những người cấp trên không phải lúc nào cũng đi kèm với việc tạo ra nền tảng để biến ông sếp thành vị anh cả thân thiện trong công xưởng. Để có thể trở thành người anh cả thân thiện, cấp trên phải cùng trăn trở cùng cấp dưới đưa ra những trí tuệ và quan trọng là cùng cấp dưới hành động. Cấp dưới sẽ là người đánh giá sự chân thành của cấp trên, kết quả của sự đánh giá ấy được thể hiện trong sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của
Theo “Thói quen tuyệt vời và nghệ thuật làm việc của Toyota”