Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản

Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản "Không hiểu tại sao tôi có thể nghĩ ra nhiều thứ để trách mắng con mình khi nó ...

Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản


"Không hiểu tại sao tôi có thể nghĩ ra nhiều thứ để trách mắng con mình khi nó phạm lỗi. Thế mà đến lúc nó làm tốt việc gì, tôi muốn nói mấy lời khen ngợi nhưng lại chẳng biết nói thế nào…"

Để động viên, khích lệ người khác trong công việc, người Nhật Bản thường có thói quen sử dụng những khẩu hiệu kiểu như:

“Cố lên!” hoặc “Chúng ta hãy làm việc tốt nhé!”

Chẳng hạn, Giám đốc thường nói với nhân viên của mình:

“Tôi hy vọng các bạn sẽ cùng nhau cố gắng làm tốt công việc! Cùng cố gắng nhé!”…

Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản
Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản
Theo Chuyên gia về giáo dục sớm Hirakv, những lời động viên, khích lệ như vậy không có tác dụng nhiều lắm cho hiệu quả, năng suất làm việc. Tại sao thay vì nói những lời động viên suông, người ta không thử tìm cách đề cập thẳng đến công việc và mục đích cụ thể cần thực hiện? Khi đã rõ ràng về mục đích cũng như công việc, chắc chắn chúng ta sẽ phấn đấu một cách hiệu quả, có định hướng hơn.

Để động viên, khuyến khích con cái, bố mẹ cần nắm rõ từng hoàn cảnh cụ thể. 

Khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng ở việc nói mấy lời đại loại như: “Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!” Bố mẹ nên nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm lý, tinh thần của con trẻ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu cần phấn đấu trước mắt. Bên cạnh lời nói động viên, điều quan trọng là đề cập trực tiếp với con mục tiêu và công việc cụ thể. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.

Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc thứ nhất là bố mẹ đừng bao giờ trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau.

Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Bạn có thể dùng những lời khích lệ để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Chẳng hạn:

“Bố nghĩ ai cũng có một đôi lần thất bại”.

“Con cũng không nền vì một lần thất bại mà cho rằng tất cả đã hết”.

“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.

“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.

Những lời động viên của bố mẹ trong lúc này có tác động rất lớn. Nó là cơ sở củng cố lòng tin, ý chí tiến thủ của con trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần rủ bỏ gánh nặng tâm lý về thất bại vừa qua.

Tiếp sau những lời động viên an ủi, việc quan trọng hơn là bố mẹ phải nói chuyện thẳng thắn với con, giúp con phân tích một cách cụ thể nguyên nhân của thất bại. Chẳng hạn, một em bé có thành tích học tập khá tốt bõng chỉ đạt được 50 điểm (tương đương với điểm 5 ở nước ta) ở một bài kiểm tra.

Người lớn có thể cùng trẻ phân tích nguyên nhân, ví dụ như:

“Dù sao thì ta cũng bị điểm 50 rồi, bây giờ (bố mẹ) và con sẽ cùng nghĩ xem tại sao lại như vậy nhé! Trong bài kiểm tra này, con đã làm sai ở chỗ nào?… Chỗ sai này là do con không hiểu rõ câu hỏi? Vì không nhớ ra kiến thức đó? Vì tính nhầm? Vì làm bài vội vàng quá?…

Bố mẹ nên cùng con cái trò chuyện, bàn luận lại những lý do đã dẫn đến thất bại, cố gắng để con tự nói ra, tự nhìn nhận những vấp váp đã gặp phải. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn với thất bại, hiểu rõ hơn bản thân, từ đó có phương hướng rõ ràng để sửa chữa và phấn đấu trong những “thử thách” về sau.

Với vấn đề bố mẹ cần thiết phải cùng con cái trò chuyện, bàn bạc những lý do dẫn đến thất bại, Giáo sư Hirakv khuyên các bố mẹ cũng nên có thái độ ứng xử tương tự khi con đạt được thành công. Khi con cái thành công, tất nhiên, bố mẹ thường động viện khen ngợi. Theo Giáo sư Hirakv, sẽ là sáng suốt hơn nếu người lớn biết cùng con cái ngồi lại, thảo luận về những nguyên nhân đưa đến thành công của con. Đây mới thật sự là “kỹ năng” cổ vũ, khích lệ con cái tuyệt vời hơn cả!

Có một truyện cổ kể rằng: một vị tướng xuất thân từ gia đình mấy đời theo nghiệp binh đao. Đối với ông ta, chiến chinh và thắng lợi là đương nhiên trong cuộc đời. Có người ca tụng ông là vị tướng tài ba, có thể lưu danh sử sách. Nghe lời tán dương này, ông không mấy lưu tâm và cũng chẳng mấy phần vui vẻ thích thú. Lần khác, người ta khen ông có bộ râu thật đẹp. Ông đã tỏ ra vô cùng sung sướng vì điều này.

Trong câu chuyện trên, vị tướng vui sướng khi được khen về bộ râu là bởi dù không chủ định nhưng bản thân ông đã tự nhận thấy mình có một bộ râu đẹp. Đối với việc khen ngợi con trẻ, chúng ta không nên bỏ qua ý nghĩa này. Nếu bố mẹ ngợi khen vì điểm 10 tối đa con đã đạt được, trẻ sẽ có cảm giác điều này là “đương nhiên”, “chẳng còn gì phàn nàn”. Cứ như vậy, những lần sau khi lại đạt điểm 10, trẻ rất có thể bị rời vào tình trạng “giảm dần tinh thần muốn phấn đấu”. Chúng ta hãy thay đổi “thói quen” ngợi khen này. Chẳng hạn, đừng chờ đến khi con mình đạt được điểm số cao nhất hoặc đứng đầu một kỳ thi, bạn mới có một lời khen ngợi. Hãy quan sát và chọn thời điểm để lời khen của bạn có hiệu quả nhất với con, thậm chí có khi chỉ là:

“Hôm nay ai cũng mệt mỏi cả, thế mà con vẫn ngồi học chăm chỉ cả hai tiếng đồng hồ!”

Bố mẹ hãy “đọc sách” khen ngợi con cái – đó là lời khuyên của Giáo sư Hirakv. Thế nhưng, sự thực là không ít bố mẹ đã phải thừa nhận:

“Không hiểu tại sao tôi có thể nghĩ ra nhiều thứ để trách mắng con mình khi nó phạm lỗi. Thế mà đến lúc nó làm tốt việc gì, tôi muốn nói mấy lời khen ngợi nhưng lại chẳng biết nói thế nào…”.

Lại có những ông bố bà mẹ cho rằng “khen ngợi con cái” chẳng phải là một chuyện khó thực hiện. Khi khen ngợi khả năng vẽ tranh của con mình, có những bố mẹ thường nói: “Tranh con vẽ tuyệt vời, cứ như là hoạ sỹ chuyên nghiệp ấy”. Giáo sư Hirakv cho rằng dối với việc khen ngợi con cái, không nên sử dụng những hình thức khoa trương như vậy. Khen ngợi là cả một nghệ thuật. Mục đích của việc khen ngợi là để củng cố và nâng cao lòng tự tin, tinh thần tự ý thức giá trị bản thân ở trẻ em. Ví như khi khen ngợi một bức tranh của con, bạn hãy đề cập một cách cụ thể và trực tiếp: “Bức tranh này, con chọn màu sắc bầu trời rất ấn tượng” hoặc “Con vẽ bố, giống nhất là đôi mắt đấy”… Thêm vào đó, bạn cũng không nên chỉ nhìn vào “kết quả” của ban thân bức tranh mà đánh giá, bình luận. Bạn hãy gợi mở về việc so sánh năng lực hội hoạ thể hiện ở bức tranh này so với những bức tranh trước của con – “Bức tranh này có tiến bộ đấy! Con nhìn cái lá cây này vẽ đã giống hơn trước, đúng không?”… Khi bạn giữ thái độ cẩn trọng, tỉ mỉ xem xét để đưa ra nhận xét, khen ngợi về thành quả làm việc của con, con trẻ sẽ tin tưởng và tiếp thu đuợc nhiều hơn ý nghĩa từ những nhận xét, lời khen ngợi này.

Hy vọng sẽ có nhiều phụ huynh học hỏi được "Phương pháp động viên con cái của người Nhật Bản". Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người Việt Nam hơn.

Related

Study 4110462336444008064

CHUYÊN MỤC

Culture (14) Language (13) Business (11) Study (11) Travel (11) News (9) University (9) Tip (8) Job (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -