Văn hóa gia đình làm nên sức mạnh của Toyota
Văn hóa gia đình làm nên sức mạnh của Toyota Nhân viên giống như thành viên trong gia đình, vì vậy hãy “giáo dục” với tầm nhìn dài hạn....
https://www.japan.info.vn/2015/06/van-hoa-gia-dinh-lam-nen-suc-manh-cua-toyota.html
Văn hóa gia đình làm nên sức mạnh của Toyota
Nhân viên giống như thành viên trong gia đình, vì vậy hãy “giáo dục” với tầm nhìn dài hạn.
Xem trọng việc đào tạo nguồn nhân lực được biết tới là yếu tố ăn sâu vào yếu tố di truyền DNA của Toyota. Năm 1935 vào trong lễ tưởng niệm lần thứ 6 ngày mất của ông Toyoda-Sakichi (1867-1930) người sáng lập ra Toyota, câu nói sau đã được lưu trong bản cương lĩnh “Phát huy tinh thần thân tình hữu ái, tạo dựng nét đẹp văn hóa gia đình trong nội bộ công ty”.
Nhân viên cũng giống người trong gia đình, việc tạo ra được môi trường mà mỗi nhân viên đều có những tình cảm dành cho những người xung quanh và xây dựng được những mối quan hệ team-work theo phong cách gia đình là hết sức quan. Nhìn từ lịch sử, Toyota cũng có truyền thống coi trọng nhân viên như là người trong gia đình.
Văn hóa gia đình làm nên sức mạnh của Toyota |
Ông Toyoda Sakichi (nguyên giám đốc Toyota) thường là có câu “Một nước nghèo như nước Nhật, nếu người lao động và người chủ sản xuất không cùng cố gắng đồng tâm hiệp lực thì sẽ không thể nào thắng được các doanh nghiệp nước ngoài”.
Bước vào những năm 1960 Toyota cũng mới chỉ dừng lại một doanh nghiệp quy mô tầm trung ở một vùng quê của Nhật. Năm 1963 để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt, các công xưởng sản xuất của Toyota nằm trong thành phố Toyota tỉnh Ai Chi đã tuyển dụng rất nhiều lao động trẻ vừa mới chỉ tốt nghiệp cấp 2 cấp 3 trên toàn nước Nhật.
Nhưng khi đó thành phố Toyota vẫn chỉ là một tỉnh lẻ, còn thiếu thốn nhiều về điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng để có thể tiếp nhận một lượng lớn người lao động đến sinh sống và làm việc. Vì thế công ty Toyota đã cho xây dựng siêu thị, nhà trẻ và cả kí túc xá cho những người độc thân. Cũng không quá lời khi nói rằng công ty Toyota đã tự xây cho riêng mình một thương hiệu “một doanh nghiệp – một thành phố”.
Thời kỳ này, Toyota giống như công ty trông nom chăm sóc những đứa trẻ đến từ khắp nước Nhật (lao động phần nhiều là học sinh cấp 2 cấp 3), bởi vậy không có lý do gì để Toyota sử dụng nhân viên giống như vật dụng dùng một lần rồi vứt bỏ, cũng không thể để những đứa trẻ ấy bị lạc lõng nơi đầu đường được. Chính vì vậy, Toyota đã bắt tay vào xây dựng môi trường làm việc sao cho mỗi nhân viên là một thành viên trong gia đình, và gia đình ấy phải là một nơi dễ sống, dễ làm việc.
Chính những điều này đã tạo dựng nên nền tảng cho văn hóa công ty được biết đến là chủ nghĩa văn hóa đại gia đình của Toyota ngày nay. Vì lẽ đó, Toyota không phán đoán dựa trên kết quả nhất thời, Toyota đào tạo nâng cao năng lực nhân viên với tầm nhìn dài hạn.
Trong xã hội ngày nay, khi chủ nghĩa thành quả, chủ nghĩa cá nhân đang phát triển rầm rộ, có lẽ không ít người cho rằng cách suy nghĩ của Toyota đã trở nên lỗi thời. Thế nhưng với việc coi trọng phát triển, giáo dục nguồn nhân lực theo phong cách của riêng mình, ngày nay Toyota vẫn đứng đó, đại diện cho ngành sản xuất Nhật Bản và vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng và doanh số bán hàng, điều này không có gì phải bàn cãi.
Toyota không phụ thuộc vào một “nhân vật xuất chúng” (Key man)
Toyota không suy nghĩ nhân viên là chi phí (cost) mà coi nhân viên là “nhân tài”. Trong Toyota tất cả đều được đối xử bình đẳng như nhau cho dù là giám đốc hay chỉ là những người công nhân dưới xưởng. Ở Toyota không tồn tại mối quan hệ trên dưới, mà chỉ tồn tại mối quan hệ trong phân công công việc.
Nếu tạo ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có phản hồi không tốt từ khách hàng thì nó sẽ phá hỏng toàn bộ uy tín, hình tượng công ty đã xây dựng được trong suốt một thời gian dài. Vì vậy nên mỗi người đều phải làm tốt nhiệm vụ và vai trò của mình. Chỉ khi mỗi người đều làm tốt nhiệm vụ của mình khi đó mới có thể tạo ra được những sản phẩm tốt cho khách hàng. Giám đốc điều hành thành viên chủ tịch hội đồng quản trị công ty OJT Solution – ông Kaine Ryoucou đã cho rằng “Nhờ đưa chủ nghĩa đại gia đình và việc phân chia vai trò làm nền tảng cho môi trường trong công ty mà Toyota tạo ra được không khí mà tại đó tất cả nhân viên đều đóng vai trò chủ đạo”
Ở Toyota không có key man mang tính tuyệt đối (Charisma)
Toyota không có những nhân vật xuất chúng được gọi là Charisma như Steve Job của Apple hay Bill Gate của Microsoft. Vậy điều gì đã làm cho Toyota có thể lớn mạnh như ngày nay? Có thể nói rằng tại Toyota, mỗi tổ trưởng, mỗi công xưởng trưởng những người đang làm việc trực tiếp trong công xưởng sản xuất, đều có cơ hội để trở thành một key man (Charisma). Chính môi trường làm việc này giúp đào tạo được nhiều người có thể làm việc và đây chính là sức mạnh của Toyota.
Việc đào tạo nhân lực gồm có đào tạo kĩ thuật và giáo dục truyền thống. Đào tạo kỹ thuật hay know-how hoàn toàn có thể học từ những chuyên gia ngoài công ty. Nhưng để đào tạo tinh thần, truyền thống công ty thì người ngoài công ty không thể làm được.
Điểm mạnh thật sự của công ty nằm ở việc có thể kế thừa những cách làm việc đậm tính truyền thống của công ty trong suốt tiến trình lịch sử, cấp trên chỉ cấp dưới, tiền bối chỉ hậu bối.
Hiện nay các công ty thường quá phụ thuộc vào những Charisma (key man), nếu mất đi những Charisma này thì thường những công ty này sẽ không thể hoạt động một cách trơn tru được. Toyota thì khác, không có Charisma mang tính tuyệt đối nhưng Charisma tầm trung có ở khắp mọi nơi trong công xưởng. Cấp trên và tiền bối đi trước sẽ chỉ bảo tận tình để những hậu bối, nhân viên của mình tiếp nối truyền thống đó, bởi vậy Toyota mới có được sức mạnh như ngày nay.
Theo cuốn “Cách giáo dục của Toyota”
Biên dịch: Nguyễn Cao Cường